Từ vựng là một phần rất quan trọng trong việc hiểu và hoàn thành xuất sắc phần Verbal trong bài thi GRE, do đó mình sẽ tách chúng ra thành một phần riêng để học từ vựng GRE.
Vocab thường là nỗi ám ảnh của rất nhiều bạn trẻ học GRE. Vai trò của vocab trong phần đọc nói chung, và trong cả bài thi GRE nói chung vô cùng quan trọng. Việc có một vốn từ vựng phong phú sẽ đảm bảo sự tự tin vững vàng, cũng như lợi thế vô cùng to lớn khi bước vào phòng thi.
Table of Contents / Nội Dung Chính
Học từ mới như thế nào?
– Điều đầu tiên, và tối quan trọng khi học từ mới trong GRE đó là “high frequency words come first”. Trong một list dài dằng dặc hằng hà sa số những từ mới (ví dụ list 3500 words của Barron), thì việc học một cách có chọn lọc sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, cũng như tăng khả năng làm được bài của bạn lên tối đa.
– Như mình đã chia sẻ ở các series trước, khi học từ mới, bạn nên ưu tiên học những từ có khả năng sẽ gặp trong bài thi nhiều nhất, sau khi học thuộc chúng xong mới chuyển sang những từ hiếm gặp hơn. Ngay cả trong một list bao gồm toàn bộ high-frequency words, bạn cũng nên sàng lọc trước khi học: từ nào bạn đã biết, và chắc chắn về nghĩa có thể bỏ qua, dành focus vào những từ chưa biết. Việc sàng lọc trước list từ sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian về sau.
- Tóm lại, quy tắc chung như sau:
Step 1: Seek out a list/lists of high-frequency words
Step 2: Sort out words that you don’t know; study them first.
Step 3: Move on to other lists of words that are less likely to appear on the test (find the list, sort out, learn new words, rinse & repeat)
Cách học từ mới hiệu quả
- Trong quá trình học, nhất định phải ôn lại các từ cũ. Để xây dựng được một vốn từ vựng vững vàng, lúc nào cũng “ready to be used”, cần phải liên tục review để tăng sự tiếp xúc của não bộ với những từ mới nào. Mình đã gặp rất nhiều trường hợp các bạn/em học từ ngày hôm trước, vài ngày sau hỏi lại lại như mới, không nhớ một từ gì.
- Như mình cũng đã chia sẻ ở các phần trước, bạn cũng có thể chia nhỏ các từ thành nhiều section để học vào các buổi trong ngày (chỉ áp dụng với những bạn rảnh rỗi, không phải đi làm thôi nhé). Mình thường ôn lại sau nửa ngày, sau 1 ngày, 2 ngày và 1 tuần. Mỗi ngày mình ôn một ít từ cũ và học thêm các từ mới. Như vậy sẽ tăng khả năng ghi nhớ đồng thời không làm chậm quá trình học từ của bản thân.
- Trong quá trình học từ, mình thường ghi nghĩa tiếng Việt của từ ở mặt sau của flashcard. Mình biết có rất nhiều bạn, trong quá trình học từ, hay ghi nghĩa bằng tiếng Anh, rồi đi thi gặp đúng từ đó, nhớ ra nghĩa viết trên mặt sau của flashcard, nhưng không nhớ rõ nghĩa từ đó chính xác là gì. Viết nghĩa bằng tiếng Việt sẽ hạn chế tối đa trường hợp đáng tiếc này.
- Hồi trước mình học từ mới SAT toàn viết ra flashcard bằng bìa cứng (writing actually helps), và mình nhận ra là quá trình viết lách cũng giúp ích rất nhiều trong việc ghi nhớ từ vựng, tuy rằng nó cũng tốn kha khá thời gian. Đến khi mình thi GRE thì may quá mình đã trendy hơn, và sử dụng quizlet để tạo vocab list (vừa tiết kiệm thời gian, vừa tạo cơ hội cho mình tương tác được với các từ mới). Nên hạn chế tối đa việc học suông (chỉ đọc qua quýt từ và tra nghĩa), mà hãy tương tác, liên kết với những từ đó.
– Nhân tiện nói về việc học từ, có rất nhiều cách để làm cho một từ nào đó trở nên rõ ràng, dễ nhớ hơn. Ví dụ:
+ Phương pháp 1: Liên kết từ này với một từ trong tiếng Anh/tiếng Việt mà mình biết.
For instance, từ allure (attraction, draw) mình sẽ liên tưởng tới từ a lure (bait).
Hoặc từ recalcitrant (stubborn) mình sẽ liên tưởng tới nguyên tố calcium (cứng, khó vỡ).
Hoặc từ fervor (passion, zeal) mình sẽ liên tưởng tới từ fever (high body temperature) –> một người bị sốt (fever) nhưng vẫn rất háo hức, đam mê (fervor) đi chơi.
+ Phương pháp 2: Học tiền tố (prefix), hậu tố (suffix).
Ví dụ:
* Hậu tố phobia = fear
Acrophobia = FEAR of heights
Xenophobia = FEAR of foreign things/people
Claustrophobia = FEAR of enclosed space
* Tiền tố ambi = both (does not lean to one specific side)
Ambivalent = having mixed/conflicted feelings about something
Ambidextrous = able to use both left hand and right hand equally well
Ambiguous = having a double meaning, unclear
+ Phương pháp 3: Liên kết hình ảnh (word-picture association)
- Ví dụ:
- Raconteur (skillful storyteller) –> liên tưởng tới hình ảnh một con racoon (gấu mèo) đang kể chuyện cho một đàn dế.
Connection: raconteur –> racoon telling a story
- Calumny (slander/defamation) –> liên tưởng tới hình ảnh một columnist (người phụ trách 1 chuyên mục tại 1 tờ báo) đang viết bài vu khống, xuyên tạc hình ảnh người nổi tiếng.
Connection: calumny –> columnist writing false statements about a celebrity.
+ Phương pháp 4: Tham khảo trang: https://mnemonicdictionary.com/
- Trong trường hợp bí quá chẳng nghĩ ra được hình ảnh/liên kết nào, bạn có thể lên trang web mnemonicdictionary.com (mnemonic = aiding memory), và tham khảo các gợi ý từ những người dùng khác tự đặt.
Một ví dụ từ trang web trên:
abase (to hurt the pride of) –> associated with bringing someone back down to A BASE level.
Học từ mới ở đâu?
– GRE, cũng như SAT, đều không có một list từ chính thức; do đó, khi học từ hầu như sẽ không có một list cố định, mà sẽ học từ list này qua list khác, vừa ôn luyện từ cũ, vừa bổ sung thêm từ mới. Tuy nhiên, như mình đã nói ở những bài chia sẻ trước, sẽ có 1 số các từ có tần suất xuất hiện trong bài thi cao hơn, do đó cần phải ưu tiên học những từ này trước.
– Một số tài liệu các bạn có thể tham khảo:
- Bare minimum (must-know): Barron 333 High Frequency Words. Mình sẽ ưu tiên học quyển này đầu tiên. Rất solid, nhưng nếu để đi thi được thì chưa đủ.
Link tài liệu: https://drive.google.com/…/1mj…/view…
- Slightly more advanced: PrepScholar 357 Best GRE words. Có thể học song song hoặc học sau khi đã thuộc list 333 từ của Barron
Link tài liệu: https://drive.google.com/…/1QhxolWyYQK5TztBoftd…/view…
- Advanced:
1/ Powerscore Repeated Offenders List
Link tài liệu: https://drive.google.com/…/1dQsaDvQp6X…/view…
2/ Margoosh 1000 GRE words
Link tài liệu: https://drive.google.com/…/1-410rexuiycbo73xTQO…/view…
3/ Barron 1100 Words That You Must Know.
Link tài liệu: https://drive.google.com/…/1MTg3vX2AUNNTvhvQEoj…/view…
- Đây là 3 list từ rất quan trọng, bao gồm cả high-frequency lẫn low-frequency, mà bạn nên tập trung học sau khi đã có một vốn từ tương đối. Mình sẽ ưu tiên Powerscore trước, rồi đến Margoosh; nếu còn thời gian sẽ quay lại Barron.
– Nhìn chung, để chắc ăn nhất khi đi thi GRE, bạn nên có một vốn từ vựng khoảng 3000-3500 từ. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều là con người bình thường, và cũng phải đi làm, đi học, chứ không phải ở nhà cả ngày chỉ học từ. Do đó, ngoại trừ một số paragon có thể cày trâu bò hết được list 3000 từ đó, thì chúng ta nên đặt một mục tiêu thực tế hơn, và phù hợp với quỹ thời gian rảnh của mình, ví dụ như 2500-2700 từ trong 2 tháng (tương đương với 40-45 từ/ngày).
– Với vốn từ vựng đó, bạn có thể expect mình sẽ làm được gần hết phần sentence completion, thi thoảng sẽ gặp một vài từ mới. Bên cạnh đó, việc học tập trung vào những từ high-requency trước, thay vì học một list từ vựng một cách thiếu khoa học từ A-Z, sẽ tăng khả năng cải thiện điểm số đáng kể.
Học từ mới như thế nào?
- Mình học qua Quizlet là chủ yếu.
Link cho các bạn cần tham khảo: https://quizlet.com/latest
- Hồi còn học từ mới SAT mình hay viết từ ra flashcard bằng giấy, nhưng quá trình này thường ngốn kha khá thời gian, nhất là với một đứa perfectionist như mình. Do đó, khi ôn GRE, mình đã chuyển qua app Quizlet. Về bản chất thì Quizlet không khác gì flashcard bằng giấy là mấy, tuy nhiên vì nó là digital flashcard nên có thể manipulate được một cách dễ dàng, hạn chế việc viết sai/viết hỏng, và đặc biệt là nó rất tiện lợi, và hạn chế được “down time” (time spent for writing words on flashcards) một cách tối đa. Thay vì việc lúc nào cũng phải mang kè kè một bịch flashcard trên tay, thì mình có thể tải app về điện thoại, và mở lên học bất cứ lúc nào mình muốn.
- Trên Quizlet còn có các list từ GRE do những người dùng khác xây dựng. Bạn có thể tham khảo list của họ và copy list đó về chỉnh sửa thành của riêng mình (tiết kiệm thời gian).
- Bên cạnh Quizlet, các bạn có thể tham khảo 2 app học từ khác cũng được nhiều người học GRE biết đến, đó chính là Memrise và Magoosh. Cả hai app đều khá là straightforward, giao diện đẹp. Bên cạnh đó còn có yêu cầu review từ hằng ngày, hạn chế tối đa việc quên từ và lười học. Tuy nhiên, mình thấy từ trên Memrise có vẻ ít hơn so với trên Magoosh, nên bạn có thể học thêm tại các app khác nếu vẫn còn thời gian.
- Quá trình học từ mới thực ra không hề dễ chịu một chút nào. Với những đứa đã quen việc học trâu bò từ vựng SAT như mình thì việc học từ GRE không khác gì một việc cần làm bình thường trong cái to-do-list dài dằng dặc của hôm đó. Việc học 40-50 từ mới/ngày đối với mình cũng giống như việc tắm giặt, ăn uống, rửa bát vậy. Thế nhưng bên cạnh đó, mình biết có rất nhiều bạn phải lấy hết cam đảm để có thể có đủ momentum học 40-50 từ mới một ngày, và lặp lại thói quen đó trong 1-2 tháng. Vậy just in case bạn không thể ngồi im học từ liền tù tì trong một khoảng thời gian cố định, hoặc là vẫn còn ngại/lười, hãy học cách làm quen với việc học từ từng chút một (ease yourself into it).
Ví dụ ngày đầu tiên bạn có thể học 10 từ, rồi ngày thứ hai 15 từ, ngày tiếp theo 20 từ. Chính cái sense of accomplishment sẽ tạo động lực thúc đẩy bản thân mình học tiếp.
Lời kết
- Trong quá trình học từ nói riêng và ôn thi nói chung, tâm lý/tinh thần rất rất quan trọng. Mình khuyên các bạn thay vì cảm thấy quá trình ôn luyện quá gian nan vất vả, hay bài thi quá khó khăn, nên cảm thấy háo hức, à vì hôm nay mình học thêm được một ít, biết thêm một ít, và ngày càng tiến gần đến mục tiêu hơn.
- Mình luôn quan niệm việc học là học cho mình; mình biết càng nhiều thì sẽ càng có ích. Những từ mình học không chỉ cho 1 bài test, mà bên cạnh đó còn giúp ích cho cuộc sống sau này của mình (ví dụ như nếu phải đọc những văn bản mang tính học thuật cao), rồi còn giúp rèn luyện kĩ năng critical thinking/reasoning/creativity, … nữa.
Bất kể là học cái gì, phải thích thì mới làm được. Động lực nên đến từ chính trong tâm thức của mình thì mới bền lâu. Do đó, rất mong các bạn có thể tìm được nguồn nội lực mạnh mẽ để vượt qua kì thi một cách thành công nhất.
Mình xin dừng series học từ mới tại đây. Trong tuần này mình sẽ bắt đầu với series mới: viết luận hiệu quả; rất mong nhận được sự ủng hộ từ các bạn.
Xem thông tin chi tiết về khóa luyện thi GREtại Clever Academy sử dụng giáo trình độc quyền từ Tập đoàn Kaplan.
Tìm hiểu thêm về thầy giáo Vũ Văn Hiệp – giảng viên GRE/SAT tại Clever Academy.
Tham gia ngay Facebook Group – Hội luyện thi GMAT, GRE & Apply Cao Học của Clever Academy để có thêm các mẹo luyện thi hoàn toàn miễn phí.
Thầy Hiệp Vũ – Clever Academy
Tags: gre, Instructor Blog