March 9, 2024

Có nhiều người cho rằng, trong 4 kỹ năng thi IELTS, Writing là kỹ năng được đánh giá khó nhất và phức tạp nhất. Bởi thí sinh phải thể hiện khả năng ngôn ngữ tốt bằng việc sử dụng và kết hợp nhuần nhuyễn giữa các cấu trúc ngữ pháp phức tạp, từ vựng, cách vận dụng thành ngữ, văn phong độc đáo,…. Để tạo nên đoạn văn không chỉ trả lời đúng vấn đề được đưa ra trong bài mà còn phải thể hiện sự vững vàng về ngữ pháp và vốn từ vựng phong phú, dùng đúng lúc, đúng chỗ của thí sinh.

Nhưng IELTS Writing có thực sự là “nỗi sợ hãi” của tất cả các thí sinh? Câu trả lời là KHÔNG. Chỉ cần làm theo 4 chữ DO và 4 chữ DON’T của Clever Academy là bạn hoàn toàn có thể làm chủ kỹ năng viết của mình không chỉ trong IELTS Writing Task 2 mà còn trong các dạng viết luận khác.

Table of Contents / Nội Dung Chính

DO

# DO: Hãy trả lời thẳng vào câu hỏi được cho

Một trong những vấn đề mà các giáo viên dạy IELTS và giám khảo chấm thi hay phải gặp nhất đó chính là việc các thí sinh hay bị viết lạc đề, không tập trung vào câu hỏi mà đề bài đã cho. Thay vào đó, nhiều thí sinh trả lời rất chung chung xoay quanh chủ đề lớn chứ không hề tập chung vào vấn đề cần được giải quyết.

Để rõ ràng hơn, mời các bạn tham khảo ví dụ sau:

Câu hỏi: Global warming is one of the biggest threats humans face in the 21st century and sea levels are continuing to rise at alarming rates.

What problems are associated with this and what are some possible solutions.

Nhiều thí sinh đọc được câu hỏi này và bắt đầu viết rất nhiều về “global warming”. Đây là sai lầm bởi IELTS Writing không kiểm tra hiểu biết của bạn về các vấn đề xã hội, IELTS Writing kiểm tra khả năng trả lời câu hỏi bằng kỹ năng viết tiếng Anh nâng cao của bạn.

Vì thế, thí sinh cần phải đọc câu hỏi thật cẩn thận. Giả sử, nếu đề bài hỏi bạn nhận xét về vấn đề mực nước biển tăng ảnh hưởng gì đến con người. Vậy câu trả lời sẽ chỉ là về những ảnh hưởng mà con người phải đối mặt khi mực nước biển tăng và không thêm gì khác.

#DO: Phân tích kỹ từng phần dữ liệu trong câu hỏi

Bạn sẽ không thể vượt được qua band 5.0 Writing nếu bạn không trả lời đủ từng ý trong đề bài. Điều này nghe chừng có vẻ đơn giản đấy nhưng đây lại là nguyên nhân khiến nhiều người phải chịu mất điểm “oan ức”. Có thể, bạn sẽ phải mất nhiều thời gian để trau dồi, dành điểm từ những cụm ngữ pháp và từ vựng phức tạp, nhưng chỉ cần đọc câu hỏi cẩn thận thêm chút thôi là bạn đã có cơ hội tăng điểm Writing rồi đấy.

Một cách khác khá hữu ích đó là sử dụng cấu trúc viết theo dạng: nêu bật lên từ khóa, dùng từ khóa nhỏ để giải thích và cuối cùng viết ra ra các giải pháp để giải quyết vấn đề. Nếu bạn chưa rõ, hãy cùng nhìn vào ví dụ dưới nhé.

Câu hỏi: The continued rise in the world’s population is the greatest problem faced by humanity at the present time.

What are the causes of this continued rise?

Do you agree that it is the greatest problem faced by humanity?

Chúng ta biết keywords trong trường hợp này là “rise in the world’s population”. Tuy nhiên, bạn không thể chỉ viết đơn giản về chủ đề này được, bạn cần lên dàn ý viết chi tiết hơn và vạch ra những ý mà câu hỏi muốn hỏi bạn.

Các từ khóa nhỏ hơn là “greatest problem” và “continued rise”. Đối với hai từ khóa này, chúng ta cần tập trung, dùng làm từ khóa giải thích ý cho từ khóa lớn, như là việc tăng dân số thế giới có thực sự là vấn đề toàn cầu lớn nhất, tại sao dân số thế giới vẫn tiếp tục gia tăng nhanh chóng. Sau cùng, hãy tóm lại bằng cách tìm giải pháp, giải quyết 2 vấn đề trên

#DO: Lập dàn ý trước khi viết bài

Những thí sinh dành được điểm Writing cao luôn dành thời gian lập dàn bài trước khi bắt tay vào viết. Học sinh nên dành ít nhất 5 phút để lập dàn bài và thêm vài phút nữa để phân tích câu hỏi thật cẩn thận.

Rất nhiều học sinh không dành thời gian lập dàn ý, điều đó khiến họ dường như bị mất phương hướng khi đang viết được nửa chừng. Học sinh đôi khi vì cuống quá lên sẽ quyết định viết lại từ đầu, điều đó vô tình gây mất thời gian và kết quả như thế nào hẳn các bạn đều đã đoán ra được. Hãy suy nghĩ nghiêm túc này, nếu bạn đi du lịch tại đâu đó, hẳn bạn muốn tìm hiểu bản đồ trước hay cứ vậy mà đi nhỉ?

Dàn ý bài viết chỉ cần đơn giản như ví dụ bên dưới thôi, nhưng sẽ giúp bạn được nhiều đấy.

ielts writing 1

#DO: Sử dụng format viết chuẩn

Các câu hỏi của IELTS Writing task 2 thường được viết theo format chuẩn. Đề bài sẽ hỏi quan điểm của bạn về một vấn đề, hỏi cách bạn tranh luận về điểm có lợi và bất lợi hoặc nguyên nhân, kết quả và cách giải quyết các quan điểm và vấn đề khác.

Bạn biết không, bạn hoàn toàn có thể học theo các format sẵn này để viết bài. Tuy nhiên, chúng mình không khuyên bạn ghi nhớ máy móc từng bài luận viết sẵn, bạn không nên làm vậy, nhưng bạn có thể làm quen dần hơn các kiểu format này nhé.

Ví dụ với dạng bài problem and solution essay, bạn nên viết như sau:

Đoạn 1

Sentence 1 – Diễn tả lại vấn đề

Sentence 2 – Vạch sơ qua các ý sẽ xuất hiện trong bài

Đoạn 2

Sentence 3 – Nêu vấn đề

Sentence 4 – Giải thích vấn đề

Sentence 5 – Kết quả của vấn đề đó

Sentence 6 – Ví dụ

Đoạn 3

Sentence 7 – Tìm ra giải pháp

Sentence 8 – Giải thích về các giải pháp đó

Sentence 9 – Ví dụ

Đoạn 4

Sentence 10 – Câu kết luận

Sentence 11 – Lời gợi ý hoặc một chút tiên đoán về tương lai

Các cấu trúc viết giúp chúng ta có dạng viết chuẩn để áp dụng được cho bất cứ câu hỏi nào thuộc dạng câu hỏi đó.

DON’T

#DON’T: Thể hiện quá nhiều trong bài viết

Đừng cố “thể hiện” bạn siêu giỏi. Các thí sinh thi IELTS đều cố “thể hiện” bằng cách sử dụng các cấu trúc từ vựng sắc sảo và các cấu trúc ngữ pháp nâng cao trong bài viết. Họ tin rằng nếu làm vậy, giám khảo chấm thi sẽ nghĩ kỹ năng viết của họ rất tốt và sẵn lòng chấm cho điểm cao. Tất cả sẽ thật hoàn hảo cho đến khi thực tế đáp trả: nhiều người sử dụng từ vựng và ngữ pháp mắc vô cùng nhiều lỗi sai.

Nếu bạn cố gắng sử dụng cấu trúc từ vựng và cấu trúc ngữ pháp phức tạp, nhưng thật tệ, nếu sử dụng không đúng, chắc chắn bạn sẽ phải nhận lại số điểm rất thấp. Sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn sử dụng những cấu trúc đơn giản hơn nhưng chắc chắn đúng 100%, nếu bạn không chắc chắn 100%, đừng bao giờ sử dụng các cấu trúc đó nhé.

Sử dụng cấu trúc câu đơn giản nhưng ý câu rõ ràng, bạn sẽ nhận lại điểm writing cao đó. Còn bây giờ, hãy nhìn vào ví dụ này nhé:

ielts writing 2

Đoạn intro đầu tiên viết rất rõ ý là phần mở đầu của bài writing band 9.0. Đoạn intro thứ 2 cố gắng thể hiện quá nhiều, dẫn đến lỗi ngữ pháp và lỗi sử dụng từ không rõ ràng, tất nhiên bài này là phần mở đầu của bài writing band 5.0.

Vì thế nếu đảm bảo chắc chắn 100% nội dung bạn viết trong bài luận, điểm writing của bạn sẽ được cải thiện khá nhiều đó.

#DON’T: Viết không đạt số lượng từ tối thiểu

Bạn có biết rằng, giám khảo chấm thi IELTS đếm từng từ bạn viết trong bài writing? Mặc dù đếm từ rất là buồn ngủ và nhàm chán, nhưng họ có làm đấy.

Đối với task 1, bạn phải viết ít nhất 150 từ và task 2 ít nhất 250 từ. Điều đó có nghĩa, nếu bạn viết 149 từ trong task 1, bạn sẽ bị mất điểm.

Tuy nhiên, bạn sẽ không có đủ thời gian để đếm từng từ một, vì vậy, bạn nên luyện viết thường xuyên trên tờ đáp án của IELTS Writing, bạn sẽ hiểu 150 từ và 250 từ “trông” như thế nào mà không cần phải đếm từng từ trong bài luận trả lời.

Nhiều thí sinh cho rằng nên viết quá số lượng từ tối thiểu để đảm bảo chắc chắn. Câu trả lời là KHÔNG bởi bạn sẽ không có thời gian, đồng thời, viết càng nhiều, bạn sẽ dễ mắc nhiều lỗi sai ngữ pháp và ý của bạn sẽ dần trở nên “không liên quan”. Hãy cố viết nhiều hơn từ 10 – 15% số từ tối thiểu phải viết, bạn sẽ không lo bị thiếu thời gian hoặc tăng cao khả năng mắc nhiều lỗi ngữ pháp.

#DON’T: Cố nhớ các bài luận viết sẵn

Mỗi câu hỏi đều có tính độc đáo riêng, vì thế bài luận trả lời đều phải mang những nét độc đáo khác nhau. Nếu bạn cố gắng ghi nhớ các bài luận đã được viết chỉnh chu, sẵn có và viết nộp chúng cho giám khảo chấm thi. Cấu trúc từ vựng và ngữ pháp của bạn có thể tốt, nhưng giám khảo chấm thi sẽ biết bạn đã học thuộc câu trả lời trước khi bước vào phòng thi. Điều này sẽ bị giám khảo coi như là sao chép và bài của bạn có khả năng sẽ nhận được band 0. Giám khảo thi luôn luôn biết và điều này chẳng đáng để mạo hiểm.

Tuy nhiên, cũng tốt nếu bạn tham khảo các cấu trúc từ vựng và ngữ pháp trong các bài ví dụ được đánh giá cao, chỉ cần ghi nhớ, đừng copy từng từ một.

#DON’T: Viết khi không có dẫn chứng thuyết phục

Thêm một điều nữa mà giám khảo chấm thi IELTS rất hay “phàn nàn”: thí sinh không thực sự hiểu câu hỏi và chẳng nghĩ ra được những ý tưởng đủ mạnh để thuyết phục họ.

Nên nhớ rằng, IELTS Writing không nhằm kiểm tra sự thông minh của bạn. Đây là bài thi kiểm tra khả năng trả lời câu hỏi với những ý tưởng thuyết phục bằng tiếng Anh. Ý tưởng viết của bạn không cần phải là sáng kiến tuyệt vời nhất, chỉ cần bạn có đủ lập luận để chứng minh bạn đang trả lời đúng và thuyết phục. IELTS chỉ cần thế thôi, IELTS cần những ý tưởng “cứng” và đúng hướng.

Khi bạn lên ý tưởng viết câu trả lời phần Writing, bạn nên chọn 2 – 3 ý trong vài chục ý tưởng vừa nảy sinh trong đầu. Bạn phải chắc rằng bạn tìm được đủ luận chứng thuyết phục ban giám khảo chấp nhận ý tưởng đó thông qua giải thích và ví dụ. Ý tưởng viết của bạn hay hoặc không, không hề quan trọng, quan trọng hơn là bạn phải có đủ luận chứng thuyết phục. Vì vậy, đừng sử dụng 1 ý tưởng rồi lại không thể thuyết phục ai chấp nhận ý tưởng đó.

Trên đây, Clever Academy đã giới thiệu cho bạn các mẹo làm bài IELTS Writing Task 2 vô cùng hiệu quả. Với 4 chữ DO và 4 chữ DON’T của Clever Academy chúc các bạn ôn luyện IELTS thành công.

Clever Academy

Tham khảo:

Thông tin khóa luyện thi IELTS tại Clever Academy

Bài thi IELTS là gì?

Đăng ký nhận tài liệu IELTS miễn phí từ Clever Academy 

Nên và không nên với Writing Task 1 trong IELTS

Leave a Reply